Lãi suất (tiếng anh: Interest Rate) là tỉ lệ phần trăm người vay trả cho người mà họ vay tiền trong một khoảng thời gian nhất định (1 ngày, 1 tháng, 1 năm). Giá trị sử dụng của khoản vay là khả năng mang lại lợi nhuận cho người cho vay. Hãy cùng TLC tìm hiểu về lãi suất trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Khác với các loại giá cả khác trên thị trường, lãi suất thường được tính theo phần trăm của khoảng vay chứ không phải một con số tuyệt đối.
Ví dụ: Lãi suất ngân hàng Vietcombank 7 ngày 0,2%.
1. Lãi suất là gì?
Lãi suất được xem là công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia và được tính tới khi xử lý các biến số liên quan đến:
Đầu tư.
Lạm phát.
Thất nghiệp.
Lãi suất vay sẽ giảm khi các ngân hàng trung ương hoặc ngân hàng dự trữ của các nước muốn tăng cường đầu tư nước ngoài và tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, việc ngân hàng Trung ương để lãi suất quá thấp có thể dẫn đến tình trạng ”bong bóng nền kinh tế” do các nhà đầu tư vay tiền đổ vào 2 thị trường chính đó là chứng khoán và bất động sản.
Gần đây nhất, là 2 quả bóng bị vỡ và gây ra suy thoái toàn cầu:
Thập niên mất mát Nhật Bản (1991-2000): cuộc khủng hoảng diễn ra đầu năm 1991 làm cho tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia này chỉ đạt 0,5 %.
Bong bóng nhà ở Mỹ vỡ tung năm 2007: bất nguồn từ sự đổ vỡ hàng loạt ngân hàng, đói tín dụng, chứng khoán sụt giá và lạm phát.
2. 5 nhóm lãi suất cơ bản
Có rất nhiều loại lãi suất khác nhau, tuy nhiên có thể phân loại lãi suất 5 loại cơ bản sau đây
Dựa vào tính chất khoản vay
Dựa vào tính chất khoản vay, người ta sẽ chia lãi suất thành các loại cơ bản sau: lãi suất tiền gửi, lãi suất tín dụng ngân hàng, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất ngân hàng và lãi suất cơ bản. Từng khái niệm sẽ được Top Kinh Doanh chia sẻ chi tiết dưới đây:
Lãi suất tiền gửi ngân hàng
Lãi suất tiền gửi ngân hàng là lãi suất ngân hàng trả cho khoản tiền mà khách hàng gửi vào. Lãi suất ngân hàng có nhiều mực khác nhau tùy thuộc vào loại tiền (Việt Nam Đồng, Đô la Mỹ, Euro…), thời hạn gửi (1 tháng, 6 tháng, 1 năm…) và số tiền gửi (1 tỷ, 10 tỷ, 100 tỷ)…
Lãi suất tín dụng ngân hàng
Lãi suất tín dụng ngân hàng là lãi suất mà người đi vay (khách hàng) trả cho ngân hàng khi thực hiện một khoản vay. Lãi suất tín dụng ngân hàng cũng tuy thuộc vào loại hình vay (tín dụng, trả góp, thương mại, sản xuất…), mức độ quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng (khách hàng thường xuyên, VIP…) và thỏa thuận 2 bên.
Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng Nhà nước (hay ngân hàng Trung Ương, Cục dự trữ) đánh vào các khoản cho vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng thương mại.
Lãi suất tái chiết khấu
Lãi suất tái chiết khấu là mức lãi suất do ngân hàng Trung ương quyết định dựa vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng điểm nhất định và chiều hướng biến động lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
Chính vì hoạt động tái chiết khấu “bơm” tiền cho các ngân hàng thương mại nên thông thường lãi suất tái chiết khấu < lãi suất chiết khấu. Nhưng khi cần kiểm soát lạm phát hoặc phạt các ngân hàng thương mại vi phạm về thanh toán thì ngân hàng trung ương sẽ ấn định lãi suất tái chiết khấu > lãi suất chiết khấu của ngân hàng thương mại.
Lãi suất liên ngân hàng
Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường và nó được hình thành qua mối quan hệ cung vốn vay trên thị trường và chịu sự phi phối bởi lãi suất cho các ngân hàng trung gian vay của ngân hàng trung ương.
Lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản là lãi suất được các ngân hàng thương mại làm cơ sở để đưa ra mức lãi suất kinh doanh của mình. Lãi suất cơ bản ở các quốc gia là khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
Do ngân hàng trung ương ấn định: như ở Nhật mức lãi suất cho vay rất thấp.
Dựa vào tình hình hoạt động cụ thể của ngân hàng thương mại: như ở Anh, Mỹ, Úc đó là mức lãi suất áp dụng cho khách hàng có mức độ rủi ro thấp nhất.
Căn cứ vào mức lãi suất cơ bản của một số ngân hàng đứng đầu: ở Malaysia rồi ± biên độ dao động theo một tỷ lệ % nhất định để hình thành lãi suất cơ bản.
Dựa vào giá trị thực của tiền lãi thu được
Dựa vào giá trị thực của tiền lãi thu được, sẽ chia lãi suất thành 2 loại chính là lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế.
Lãi suất danh nghĩa
Lãi suất danh nghĩa (tiếng anh là Nominal Interest Rate) là lãi suất tính theo giá trị của tiền tệ vào thời điểm xem xét hay là loại lãi suất chưa trừ đi tỷ lệ lạm phát và nó thường được công bố chính thức trong các hợp đồng tín dụng và ghi rõ trên công cụ nợ.
Lãi suất thực
Lãi suất thực (tiếng anh là Real Interest Rate) là lãi suất đã trừ đi tỷ lệ lạm phát và loại lãi suất này được chia làm 2 loại chính:
Lãi suất thực tính sau: là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi trên thực tế về lạm phát
Lãi suất thực tính trước (dự tính): là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự tính về lạm phát.
Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực được mô tả bằng công thức sau:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Dựa vào tính linh hoạt của lãi suất quy định
Dựa vào tính linh hoạt của lãi suất sẽ bao gồm lãi suất cố định và thả nổi.
Lãi suất cố định
Lãi suất cố định là lãi suất được quy định trong suốt thời hạn vay, bạn biết trước số tiền lãi cố định nhưng bị ràng buộc vào mức lãi suất này, dù cho lãi suất thị trường có thay đổi.
Ví dụ: Bạn gửi 1 tỷ đồng vào ngân hàng A thời hạn 6 tháng lãi suất 6%/ năm vào tháng 4/2021. Nhưng đến tháng 5/2021, lãi suất của ngân hàng A tăng lên 8%/ năm (cùng điều kiện và thời gian như bạn gửi vào tháng 4/2021) thì lãi suất cố định vẫn là 6% năm, chứ không phải 8%.
Lãi suất thả nổi
Lãi suất thả nổi là lãi suất có thể tăng hoặc giảm theo lãi suất thị trường trong thời hạn tín dụng (báo trước hoặc không báo trước). Vì tính biến động của lãi suất thả nổi nên nó sẽ mang đến rủi ro lẫn cơ hội cho bên vay và bên cho vay.
Cũng như ví dụ trên, nếu áp dụng lãi suất thả nổi thì lãi suất của tháng 5/2021 là 8%/6 tháng thay vì 6%/6 tháng như 4/2021.
Dựa vào loại tiền cho vay
Lãi suất nội tệ là lãi suất cho vay và đi vay đồng nội tệ.
Lãi suất ngoại tệ là lãi suất cho vay và đi vay đồng ngoại tệ.
Mối quan hệ giũa 2 loại lãi suất tiền tệ này như sau:
iD = iF + ΔEe
Trong đó:
iD: lãi suất nội tệ
iF: lãi suất ngoại tệ
ΔEe : mức tăng giá dự tính của tỷ giá hối đoái hay đồng ngoại tệ
Lưu ý: mối quan hệ này chỉ xảy ra khi có tự do ngoại hối tức là được trao đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác.
Dựa vào nguồn tín dụng trong nước và quốc tế
Lãi suất trong nước hay lãi suất địa phương (tiếng anh National interest rate) là lãi suất áp dụng trong các hợp đồng tín dụng trong một quốc gia. Lãi suất địa phương chịu ảnh hưởng của lãi suất quốc tế. Nếu thị trường vốn địa phương đó mà tự do thì lãi suất địa phương sẽ lên xuống theo lãi suất quốc tế.
Lãi suất quốc tế (tiếng anh International interest rate) là lãi suất áp dụng trong các hợp đồng tín dụng quốc tế. Các hợp đồng tín dụng quốc tế áp dụng mức lãi suất của thị trường quốc gia nào thì lãi suất của thị trường quốc gia đó trở thành lãi suất quốc tế.
3. Giải đáp các thắc mắc về lãi suất?
Lãi suất là gì?
Lãi suất là tỉ lệ phần trăm người vay, trả cho người mà họ vay tiền trong một khoảng thời gian nhất định (1 ngày, 1 tháng, 1 năm). Giá trị sử dụng của khoản vay là khả năng mang lại lợi nhuận cho người cho vay. Lãi suất thường được tính theo phần trăm của khoảng vay chứ không phải một con số tuyệt đối.
Các loại lãi suất
Có 5 nhóm lãi suất chính được phân loại dựa vào: tính chất khoản vay, giá trị thực của tiền lãi thu được, tính linh hoạt của lãi suất quy định, loại tiền cho vay, nguồn tín dụng trong nước và quốc tế.
Các loại lãi suất ngân hàng
Lãi suất tiền gửi ngân hàng, Lãi suất tín dụng ngân hàng, Lãi suất chiết khấu, Lãi suất tái chiết khấu, Lãi suất liên ngân hàng, Lãi suất cơ bản.
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Thân ái!
Comments