Yếu tố tài chính cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Dù doanh nghiệp đó ở mức quy mô nhỏ, vừa hoặc lớn. Chính vì điều này, TLCG gợi ý top 10 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp cần thiết & hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây!
Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp
Nguyên tắc 1: Thiết lập ngân sách
Trong nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình phát triển. Cần thiết lập ngân sách, dự trù kinh phí, điển hình:
Ngân sách cung ứng nguồn lực cho các dự án cần thiết để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đề ra.
Xác định, đo lường được mức tài chính hiện tại của doanh nghiệp.
Kiểm soát được các lỗi giao dịch quan trọng
Phát hiện được những lỗi sai trong quá trình quản lý tài chính, biết được điều kiện kinh doanh hiện tại từ đó có những thay đổi cần thiết.
Nguyên tắc 2
Những chính sách, dự án, dự định trong tương lai phải có tính khả thi. Ngân sách công ty có khả năng đáp ứng. Không vượt quá kế hoạch, từ đó có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn.
Nguyên tắc 3 - Phân tích kỹ lưỡng ngân sách
Nhà quản lý tài chính doanh nghiệp cần phân tích kỹ lưỡng ngân sách cho một vấn đề dựa trên các yếu tố sau đây:
Xác định rõ ràng ngân sách đó dùng cho mục đích, dự án nào của đơn vị.
Đánh giá lại toàn diện nhu cầu tài chính doanh nghiệp, xem có khả thi để hoàn thành mục tiêu đó hay không.
Lên kế hoạch tăng nguồn lực, sửa đổi mục tiêu để đáp ứng được nhu cầu của đơn vị.
Nguyên tắc 4 - Doanh thu công ty cần được kiểm tra thường xuyên
Thường xuyên đo lường hiệu quả tài chính
Đảm bảo tránh phát sinh những chi phí không cần thiết
Các khoản chi tiêu trong doanh nghiệp đều có mục đích rõ ràng và các giao dịch được hỗ trợ đầy đủ.
Các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp còn lại
Nguyên tắc 5: khi kết quả tài chính doanh nghiệp có sự chênh lệch so với ngân sách. Người quản lý tài chính xác định rõ nguyên nhân, đánh giá các hoạt động, đề ra giải pháp khắc phục.
Nguyên tắc 6: Đơn vị hoạt động trong phạm vi ngân sách của mình. Trong trường hợp chi tiêu vượt quá ngân sách, cần cung cấp lý do cụ thể. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đề ra kế hoạch chi tiết để loại bỏ những thâm hụt phát sinh.
Nguyên tắc 7: Tất cả khoản thu, chi cần tuân thủ chính sách, quy tắc, quy định có liên quan của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 8: Doanh nghiệp đánh giá kết quả tài chính trước khi bắt đầu vào dự án mới hoặc loại bỏ bất kỳ hoạt động nào
Nguyên tắc 9: Mỗi đơn vị đảm bảo những lợi ích dự kiến sẽ lớn hơn chi phí trong mỗi hoạt động đã được lên kế hoạch hoặc đang diễn ra
Nguyên tắc 10: Với mỗi đơn vị phải cung cấp biện pháp bảo vệ đầy đủ để tránh những thất thoát, sử dụng tài sản trái phép.
Nội dung phía trên bài viết xoay quanh về top 10 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp. Để một doanh nghiệp phát triển bền vững thì đây là những nguyên tắc không thể thiếu. Hy vọng thông tin hữu ích với đọc giả. Đừng quên truy cập quản lý tài chính để tìm đọc nhiều thông tin hữu dụng khác.
Comments