Khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng việc làm đang là những vấn đề nóng hổi tại Việt Nam hiện nay. Cùng TLCG tìm hiểu chi tiết vấn đề và những giải pháp, kịch bản của các nhà lãnh đạo đề ra trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế 2023 trong bài viết dưới đây!
Tổng quan tình hình kinh tế năm 2022
Năm 2022 các chính sách được ban hành rộng rãi, chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống Covid 19 đã mang lại những thành công và bước tiến nhất định trong nền kinh tế Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều rủi ro và thử thách. Đối với sự tăng trưởng trong tương lai, các yếu tố từ bên ngoài tác động không nhỏ.
Nhìn lại, năm 2022 có sự nổi trội hơn các quốc gia bên ngoài là nhờ vào khu vực chi tiêu của người tiêu dùng được hồi phụ, quá trình xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong vài quý, hoạt động du lịch cũng trở lại nhộn nhịp.
Theo như thống kê, GDP quý III của năm 2022 vượt qua mọi dự báo trước đó, ước tính tăng đến 13,67% so với cùng kỳ của năm trước, đưa sự tăng trưởng đặt 8,83%. Lạm phát vẫn được kiểm soát dưới mục tiêu đề ra là 4%/ năm. Tuy nhiên thì tăng trưởng so với toàn cầu chậm lại, rủi ro bất ổn tài chính gia tăng ảnh hưởng đến tăng trưởng trong năm 2023 và 2024.
Tình hình khủng hoảng kinh tế 2023
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế 2023, ban lãnh đạo đã có những trình bày về “Cập nhật triển vọng kinh tế Việt Nam”. TS Toàn Thắng, nguyên là trưởng ban dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, trung tâm thông tin, dự báo kinh tế, xã hội quốc gia, bộ KH & ĐT cho biết, đà phục hồi kinh tế của năm 2023 dự đoán tiếp tục được hưởng lợi từ việc triển khai các chương trình phục hồi kinh tế năm 2022 - 2023.
Theo dự báo, Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trưởng nhiều hơn nữa. Về chính sách tài khoá, hợp phần đầu tư chương trình hỗ trợ chiếm khoảng 1,6% GDP, dự kiến được thực hiện chủ yếu từ năm 2023 trở đi. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế trong năm sẽ chậm lại và dần phục hồi trạng thái trước khi đại dịch Covis xảy ra. Bởi do nguồn cầu trong nước phục hồi có thế mạnh không bằng năm 2022.
Giá nguyên vật liệu tăng bắt đầu chuyển dịch rõ ràng hơn khi nhìn vào chi phí sản xuất. Xuất nhập khẩu có thể tăng chậm hơn so với năm 2022 bởi tình hình khó khăn chung của các nước mà Việt Nam xuất khẩu. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài dự báo vẫn nằm ở mức thấp bởi rủi ro kinh tế toàn cầu đang gia tăng.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế năm 2023 bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như diễn biến xung đột giữa Ukraine và Nga, sự phục hồi kinh tế của toàn cầu. Các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam. Đồng thời, nỗ lực thực hiện các giải pháp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và chương trình phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội.
Như năm 2022 đã dự báo năm 2023 chiều hướng kinh tế sẽ đi theo hai hướng kịch bản chính là tăng trưởng kinh tế chỉ đạt từ 6 - 6.2%, nếu các yếu tố rủi ro lấn át xu hướng phục hồi đã xác lập vào năm 2022. Hoặc tình hình khả quan hơn khi tăng trưởng kinh tế có thể đạt từ 6,5 - 6,6% nếu quá trình phục hồi được thuận lợi hơn, chịu tác động từ bối cảnh quốc tế.
Kết luận khủng hoảng kinh tế 2023
Nhìn chung năm 2023 vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn khi những tác động của đại dịch vẫn còn ở đó và chưa được xử lý thực sự triệt để. Gây ra những trở ngại của việc phát triển kinh tế dẫn đến khủng hoảng, kể cả khủng hoảng việc làm. Hy vọng thông tin về khủng hoảng kinh tế 2023 hữu ích với bạn đọc. Đừng quên tại Quản lý tài chính vẫn còn rất nhiều thông tin hữu ích, mời bạn đón đọc! Tại WorkSmart sẽ có những giải pháp cho sinh viên và người mới đi làm trong bối cảnh khủng hoảng việc làm!
Comments