Mô hình kinh doanh được đánh giá quan trọng đối với những doanh nghiệp mới thành lập hoặc đã tồn tại lâu năm trên thị trường. Mô hình có tác động mạnh mẽ giúp nâng cao được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Đồng thời, giúp người làm việc có thể định vị được lĩnh vực mà họ muốn làm khi ứng tuyển vào doanh nghiệp. Cùng TLCG tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh là một kế hoạch cấp cao được đề ra với mục đích điều hành doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trong một thị trường cụ thể. Một mô hình kinh doanh mới được hình thành bao gồm chi phí nền, nguồn ngân sách dự trù, thị trường và khách hàng mục tiêu. Các chiến lược tiếp thị, đánh giá đối thủ cạnh tranh từ đó đề ra doanh thu và chi phí.
Từ những kế hoạch được đề ra, công ty có thể xác định cơ hội hợp tác với các công ty khác nhau. Điển hình mô hình kinh doanh của công ty quảng cáo có thể kết hợp cùng xưởng in ấn.
Mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp không nhất định phải cố định từ lúc thành lập đến xuyên suốt quá trình kinh doanh. Có thể vì sự thay đổi của môi trường kinh doanh, nhu cầu thị trường mà sửa đổi mô hình kinh doanh sao cho phù hợp.
Khi đánh giá một công ty, nhà đầu tư nên tìm hiểu chính xác các cách thức hoạt động, tạo ra doanh thu, lợi nhuận của công ty đó. Tất cả những yếu tố trên gộp chung là mô hình kinh doanh.
Đánh giá các mô hình kinh doanh thành công
Một sai lầm phổ biến mà nhiều công ty mắc phải hiện nay, khi họ tạo ra các mô hình kinh doanh của công ty nhưng lại đầu tư chi phí cho hoạt động kinh doanh rất thấp hoặc không có chi phí dự trù từ đó gần như doanh nghiệp không thể tạo ra lợi nhuận.
Một cách mà các nhà phân tích và nhà đầu tư đánh giá được sự thành công của mô hình kinh doanh là xem xét lợi nhuận gộp của công ty đó. Lợi nhuận gộp là tổng doanh thu của công ty trừ đi giá vốn bán hàng. Từ đó, so sánh lợi nhuận gộp của công ty với lợi nhuận gộp của đối thủ cạnh tranh để đánh giá khách quan hiệu quả của mô hình kinh doanh.
Theo các chuyên gia kinh tế chỉ ra, hai đòn bẩy chính của mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp là định giá và chi phí. Công ty đó có thể tăng giá, hoặc xử lý hàng tồn kho với chi phí thấp. Cả hai việc đều làm tăng lợi nhuận gộp. Nhiều nhà phân tích coi lợi nhuận gộp còn quan trọng hơn việc đánh giá kế hoạch kinh doanh. Lợi nhuận gộp tốt cho thấy kế hoạch kinh doanh đi đúng hướng và mang lại hiệu quả. Nếu chi phí và doanh thu nằm ngoài kế hoạch kiểm soát, có thể thấy đội ngũ quản lý đã gặp những lỗi, cần tìm cách khắc phục.
Các mô hình kinh doanh phổ biến
Mô hình kinh doanh nhượng quyền
Mô hình này có lẽ khá quen thuộc tại Việt Nam. Bên nhượng quyền sẽ cấp phép về tên thương hiệu, công thức, nguồn lực cho bên mua nhượng quyền có thể sử dụng và bán dịch vụ của họ. Bên nhượng quyền sẽ nhận được lợi ích là chi phí nhượng quyền mỗi tháng, doanh thu mô hình ngày càng nhiều và thương hiệu được nhiều người biết đến hơn nữa.
Một trong những thương hiệu được nhượng quyền nhiều nhất, chiếm đến 93% cửa hàng nhượng quyền trên thế giới là McDonald's - thương hiệu trong lĩnh vực ăn uống, trong đó có 36.059 nhà hàng được nhượng quyền trên 38.695 nhà hàng trên thế giới. Lĩnh vực ăn uống, nhà hàng tăng lên mạnh mẽ trong vòng 13 năm qua. Một trong những bí quyết dẫn đến thành công này là mô hình nhượng quyền cung cấp phần mềm quản lý bán hàng, quy trình phục vụ khách, sản phẩm,...
Mô hình kinh doanh Freemium
Mô hình này phổ biến ở cả thế giới lẫn Việt Nam, đây là sự kết hợp giữa các dịch vụ miễn phí và có trả phí. Mô hình được ứng dụng nhiều tại các công ty công nghệ về dịch vụ, ứng dụng.
Để phát triển và tiếp cận khách hàng tiềm năng, các công ty thường cung cấp các phiên bản miễn phí cho người dùng có giới hạn thời gian và hạn chế các tính năng. Để nâng cấp tính năng, người dùng phải trả một mức phí cho một khoản thời gian sử dụng nhất định.
Điển hình một số ứng dụng như: ELSA, Zoom, Canvas, Linkedin,....
Mô hình kinh doanh Affiliate Marketing
Với mức độ phát triển chóng mặt của sàn thương mại điện tử. Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết Affiliate marketing ra đời, công ty sẽ thu tiền bằng cách giới thiệu, đánh giá các sản phẩm, dịch vụ của công ty khác. Sản phẩm được liên kết như mỹ phẩm, đồ gia dụng, khách sạn, homestay,...
Mô hình kinh doanh nhiều thương hiệu
Mô hình kinh doanh này được hiểu là những doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm cùng lúc. Có thể cạnh tranh với nhau dù cùng thuộc một tổ chức. Nhưng hình thức kinh doanh này được tạo ra với mục đích quy mô kinh tế và xây dựng một đế chế.
Mô hình sàn thương mại điện tử
Điển hình như Tiki, Shopee, Lazada, mô hình này cho phép người mua và bán kết nối và trao đổi với nhau qua nền tảng trực tuyến. Có một số loại mô hình thương mại điện tử điển hình như: B2B (doanh nghiệp & doanh nghiệp), Doanh nghiệp với khách hàng (B2C), khách hàng với doanh nghiệp (C2B), C2C (khách hàng với khách hàng).
Mô hình kinh doanh vận chuyển
Mô hình này sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ giao hàng tận nơi. Khi đơn đặt hàng được đặt trên trang web của công ty vận chuyển, nhân viên sẽ lấy hàng và giao hàng tới địa chỉ theo yêu cầu. Mô hình này đáp ứng tốt được nhu cầu của thị trường hiện nay. Có thể kể đến một số thương hiệu kinh doanh theo mô hình này như VNpost, giaohangtietkiem,...
Ngoài những mô hình kinh doanh phổ biến kể trên, vẫn còn rất nhiều hình thức khác. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có khái nhìn khách quan về các mô hình và đưa ra được định hướng cho doanh nghiệp mình. Đừng quên truy cập quản lý hiệu quả doanh nghiệp, vẫn còn rất nhiều thông tin chờ bạn khám phá!
Comments