Brainstorm là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong thời gian trở lại đây. Nhưng bạn có biết cụ thể Brainstorm là gì và áp dụng Brainstorm như thế nào tại doanh nghiệp không? Cùng TLC tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Brainstorm là gì?
Brainstorm là gì? Đây là một hành động khá phổ biến, khi gặp một vấn đề nào đó cần những ý tưởng sáng tạo. Đưa ra giải pháp cho vấn đề gặp phải, lúc này người đưa ra ý tưởng giải quyết vấn đề không phải một mình bạn. Mà là một nhóm cùng làm việc, trao đổi và hỏi ý với nhau.
Từ những ý kiến của những người đồng đội, bạn có thể đề xuất những ý tưởng tuyệt vời khác. Để hiểu hơn về Brainstorm, cùng tham khảo mô tả của Merriam - Webster nhé:”Brainstorm là sự nghiền ngẫm ý tưởng của một hoặc nhiều cá nhân để tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào đó”. Brainstorm thường được sử dụng để chỉ việc thảo luận ý tưởng trong một nhóm người. Việc làm này vô cùng phổ biến trên thế giới ngày nay.
Bắt nguồn của hình thức BrainStorm, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1948 bởi giám đốc quảng cáo Alex F. Osborn nằm trong quyển sách “Sức mạnh sáng tạo của bạn”. Với tư cách là chủ sở hữu của một doanh nghiệp lớn, ông đã tìm cách moi những ý tưởng tuyệt vời từ nhân viên của mình, nếu một mình ông ấy sẽ không nghĩ ra.
Nắm bắt được điểm này, ông đã thiết lập được một số nguyên tắc và đặc điểm của BrainStorm. Nội dung về nguyên tắc và đặc điểm sẽ được tìm hiểu trong nội dung phía dưới bài viết. Từ lý do đó, mà ngày nay, các doanh nghiệp đã sử dụng để đưa các giải pháp sáng tạo từ nhiều nguồn ý tưởng để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau.
Tầm quan trọng của BrainStorm là gì?
Brainstorm đã được ứng dụng một cách phổ biến ngày nay, gắn liền với lợi ích của nhiều doanh nghiệp, tập thể. Dưới đây là một số lợi ích của việc Brainstorm mà bạn có thể chưa biết, cùng TLC khám phá nhé!
Brainstorm khuyến khích tư duy sáng tạo
Việc đầu tiên bạn có thể dễ dàng nhận thấy là BrainStorm giúp thúc đẩy tư duy sáng tạo, đòi hỏi mỗi một cá nhân trong nhóm phải suy nghĩ về vấn đề cần giải quyết. Từ đó, những đề xuất, ý tưởng hay xuất hiện. Điển hình như Amazon Echo đã ra đời từ một chiến lược BrainStorm.
Khi BrainStorm, mỗi một cá nhân trong nhóm phải từ bỏ những thành kiến của bản thân mình, xem xét các quan điểm, rồi từ đó đóng góp ý kiến của mình mà không đưa ra những lời chỉ trích đến các đối tượng trong nhóm.
Từ việc thường xuyên Brainstorm thách thức chúng ta không chỉ xem xét các ý tưởng khác nhau mà còn xây dựng dựa trên các ý tưởng của nhau. Ví dụ, bạn không suy nghĩ ra vấn đề, nhưng từ ý tưởng của đồng đội, bạn có thể đưa ra ý tưởng tốt hơn.
Brainstorm dẫn đến tinh thần đồng đội và sự gắn kết tốt hơn
Việc Brainstorm không chỉ giúp đưa ra những ý tưởng tốt mà còn nâng cao tinh thần đồng đội, cải thiện năng suất làm việc hiệu quả.
Theo David Henningsen, giáo sư và nhà nghiên cứu Đại học Bắc Illinois, team leader của một buổi brainstorm đã cho biết, nhóm tập trung vào xây dựng ý tưởng của mình và cả người khác để làm tăng trưởng tính đoàn kết trong nội bộ”
Nên đây cũng được cho là hành động tuyệt vời giúp kết nối nội bộ với nhau.
Brainstorm mở ra cơ hội cho mọi người lắng nghe
Theo nghiên cứu cho thấy, hơn một nửa số chuyên gia họ sẽ không nói ra suy nghĩ của họ ở nơi làm việc, cho dù đó là với đồng nghiệp hay người quản lý. Nên khi áp dụng việc BrainStorm vào doanh nghiệp, phòng ban là cơ hội để mọi người nói ra suy nghĩ của mình, tham gia vào quá trình sáng tạo và đưa ra quyết định.
Một buổi BrainStorm là cơ hội để thành viên hướng nội trong nhóm hoặc người không thể nói ra suy nghĩ của mình có thể đưa ra những ý kiến cá nhân.
Nguyên tắc cơ bản và kỹ thuật của Brainstorm là gì?
Khi Brainstorm đúng cách và đúng kỹ thuật sẽ giúp buổi brainstorm trở nên hiệu quả và năng suất hơn. Do đó, TLC cung cấp đến bạn một số chiến lược liên quan đến việc thực hiện chiến lược Brainstorm thành công. Dưới đây là một số thông tin bạn có thể tham khảo:
Nguyên tắc khi Brainstorm
Quy tắc 1: Tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt
Việc brainstorm cần càng nhiều ý tưởng càng tốt. Tập trung thu được nhiều ý tưởng, mọi người sẵn sàng nói lên suy nghĩ của mình. Từ đó có thể tìm ra những ý tưởng chất lượng và tiếp tục trao đổi.
Quy tắc 2: Không được phép chỉ trích ý tưởng của những người khác
Bạn có thể hiểu là không nên đánh giá hoặc phê bình ý tưởng của những người trong nhóm ngay tại đó. Việc không phản hồi ngay lập tức sẽ cho phép mọi người thoải mái, tự tin chia sẻ ý tưởng của mình hơn. Không sợ những vấn đề như: không được chấp nhận, không sợ thất bại.
Quy tắc 3: Thúc đẩy, hoan nghênh những ý tưởng táo bạo và có triển vọng
Với những ý tưởng được đưa ra, có tính khả thi để thực hiện, bạn có thể tán thành, hoan nghênh, điều này giúp người đưa ra ý tưởng được vui và tự tin hơn, để giúp thúc đẩy cuộc nói chuyện hào hứng hơn.
Xem thêm >> Top 10 cách thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả
Kỹ thuật Brainstorm?
Brainwriting: với kỹ thuật này, các thành viên chia sẻ ý tưởng của mình bằng cách viết chúng ra giấy. Điều này hữu ích đối với những nhóm có người hướng nội.
Starting with an embarrassing story (bắt đầu buổi brainstorm bằng một câu chuyện): Bắt đầu buổi brainstorm bằng một tình huống dễ mắc cười hay có liên quan đến chủ đề cần brainstorm, như vậy sẽ dễ dàng khiến mọi người chia sẻ ý kiến của mình hơn.
Cho khoảng thời gian nghỉ: Nếu liên tục phải đưa ra những ý tưởng sẽ là áp lực đối với các thành viên trong nhóm. Nên cần có những khoảng thời gian thư giãn.
Tìm hiểu brainstorm: trong chiến thuật này, bạn cần đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ cách họ xử lý tình huống. Từ đó, đưa ra những nhận định, góp phần để vấn đề được giải quyết nhanh hơn.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về Brainstorm là gì? Những nguyên tắc và kỹ thuật brainstorm để áp dụng vào những buổi brainstorm của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Tại quản lý nhân sự vẫn còn rất nhiều thông tin hữu ích chờ bạn khám phá!
Comments