top of page
nhiledaophuong

14 điều nhân viên mới nên và không nên làm ngay khi mới nhận việc

Để thích nghi với công việc mới, bạn cần làm quen với môi trường làm việc mới, sếp mới, đồng nghiệp mới. Đây là một thử thách không dễ dàng với các bạn mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm. Để giúp bạn tự tin hơn và làm quen với môi trường làm việc mới tốt hơn, TLC đã tổng hợp 14 “ bí quyết”. Nếu bạn là một nhân viên mới, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm quan trọng để thích nghi với công việc mới, giao tiếp và hòa nhập với mọi người.

I. Là nhân viên mới, bạn nên làm gì?

1. Nắm rõ quy định của công ty

nen-lam-gi-khi-moi-vao-cong-ty-hay-nam-ro-van-hoa-doanh-nghiep-dau-tien
Nên làm gì khi mới vào công ty? Hãy nắm rõ văn hoá doanh nghiệp đầu tiên

Làm gì khi mới vào công ty? Đầu tiên với bất kỳ công ty nào cũng có các quy định chung mà tất cả nhân sự đều phải tuân thủ, bao gồm việc đến làm đúng giờ, mặc đồng phục đúng quy định và sắp xếp đồ đạc gọn gàng,... Trong những ngày đầu tiên, công việc được giao cho bạn có thể không nhiều bằng những người khác. Vì vậy, cấp trên và đồng nghiệp của bạn sẽ có ít thông tin để đánh giá bạn. Do đó, việc tuân thủ các quy định của công ty là một trong những cơ sở đầu tiên giúp họ đánh giá bạn.

2. Tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp

Trong công ty, ngoài những quy chế, quy định đã được ban hành rõ ràng bằng văn bản, mỗi công ty đều có những cách ứng xử, văn hóa riêng của mình như cách xưng hô trong giao tiếp, cách ứng xử, tác phong,... Để tìm hiểu về văn hoá doanh nghiệp, bạn có thể quan sát những người xung quanh và giao tiếp, bắt chuyện với mọi người. Điều này không chỉ giúp bạn tìm hiểu về văn hóa công ty, mà còn giúp bạn dễ dàng hòa nhập và gắn bó với đồng nghiệp cũ.

3. Học cách sắp xếp công việc

Khi bạn được giao nhiều công việc hơn, hãy thể hiện bản thân một cách chuyên nghiệp bằng cách tổ chức công việc một cách hợp lý - đặc biệt là nếu bạn là một nhân viên mới. Để trở thành một nhân viên giỏi, không chỉ đòi hỏi khả năng hoàn thành công việc tốt, mà còn phải biết quản lý thời gian và lập kế hoạch công việc cá nhân. Trước khi bắt tay vào công việc, hãy sắp xếp các công việc theo độ ưu tiên và thời gian hoàn thành, sau đó bắt đầu làm theo trình tự đã sắp xếp.

4. Cố gắng hoàn thành công việc sớm nhất

Ở bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề nào, hiệu quả công việc chính là nền tảng quan trọng nhất để được đánh giá cao bởi cấp trên và đồng nghiệp. Vì vậy, bạn cần cố gắng hoàn thành mọi công việc một cách tốt nhất có thể, dù đó là những công việc nhỏ nhặt như chụp ảnh, nhập liệu hay đánh văn bản. Nếu không tập trung đủ, rất dễ xảy ra sai sót. Bởi vì ai cũng không muốn bị mất điểm trong mắt đồng nghiệp và cấp trên chỉ vì những sai lầm không đáng có.

5. Chuyên nghiệp, năng động

chuyen-nghiep-la-bi-quyet-ghi-diem-voi-dong-nghiep-va-sep
Chuyên nghiệp là bí quyết ghi điểm với đồng nghiệp và sếp

Nếu nhân viên mới không có hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt cấp trên và đồng nghiệp, ví dụ như thường xuyên cười đùa hoặc sử dụng điện thoại trong giờ làm việc, thì dù bạn có hoàn thành công việc tốt đến đâu thì con đường thăng tiến trong tương lai cũng rất khó khăn. Và tất nhiên, hình ảnh chuyên nghiệp không thể được xây dựng trong một thời gian ngắn. Vì vậy, hãy bắt đầu từ những ngày đầu tiên.

6. Chú ý lời sếp nói

Trong các cuộc họp hoặc trao đổi riêng tư, những câu hỏi hoặc lời nói của sếp sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công cho bạn trong công việc. Những gì sếp trao đổi với bạn sẽ phản ánh mong muốn và kỳ vọng của họ đối với bạn và định hướng của công ty trong tương lai. Khi hiểu rõ những gì sếp đã hỏi hoặc nói với bạn, bạn có thể phát triển ưu thế của bản thân theo những gì sếp kỳ vọng và đó là bước đệm quan trọng cho công việc. Đây cũng là một cách để lấy lòng sếp của bạn, vì vậy bạn nên chú ý đến những điều mà sếp muốn truyền đạt.

7. Tích cực tham gia hoạt động

Cách nhanh nhất để kéo gần khoảng cách giữa nhân viên cũ và nhân viên mới chính là tham gia các hoạt động tập thể của công ty như trò chơi, cuộc họp, nói chuyện,... Điều này giúp bạn thu thập được nhiều thông tin hơn về công ty và công việc, hòa nhập và làm thân với mọi người một cách tự nhiên. Đó cũng là đáp án cho làm gì khi mới vào công ty?

II. “Vùng cấm” mà nhân viên mới không nên làm

1. Không nắm rõ văn hoá doanh nghiệp

Đây là một sai lầm mà rất nhiều nhân viên mới thường gặp phải trong những ngày đầu làm việc. Mỗi công ty đều có văn hóa riêng về cách giao tiếp, xưng hô, ứng xử và thời gian làm việc,... Do đó, khi đến làm việc tại một công ty mới, bạn nên tìm hiểu và thích nghi với văn hoá doanh nghiệp đó, tránh việc cư xử không đúng chuẩn mực và gây khó chịu cho người khác, giống như việc có người đến thăm gia đình bạn nhưng lại không tuân thủ những thói quen từ trước đến giờ của gia đình bạn vậy.

2. Bỏ qua tập huấn công ty

Các khóa đào tạo và huấn luyện của công ty không chỉ giúp bạn học các kỹ năng cần thiết cho công việc mà còn giúp bạn tương tác và kết nối với đồng nghiệp. Nếu bạn bỏ lỡ các khóa huấn luyện này, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau và không thể tương tác với đồng nghiệp khác. Đồng thời, việc không tham gia cũng sẽ khiến cấp trên đánh giá xấu về thái độ và sự chuyên cần của bạn trong công việc.

3. Không thân thiện với đồng nghiệp

loi-sai-thuong-thay-cua-nhan-vien-moi-e-de-thieu-chu-dong
Lỗi sai thường thấy của nhân viên mới - E dè, thiếu chủ động

Sự thân thiện và giao tiếp với đồng nghiệp xung quanh là cách nhanh nhất để hòa nhập với cộng đồng nhân viên cũ và giảm khoảng cách giữa bạn và họ. Nếu không giao tiếp, khoảng cách sẽ không thể được thu hẹp. Bên cạnh đó, thông qua giao tiếp với đồng nghiệp, bạn có thể nắm bắt thêm nhiều thông tin hơn về công việc. Vì vậy, nếu không tích cực giao tiếp, bạn có thể gặp khó khăn trong việc hiểu rõ thông tin và rất dễ mắc phải những sai lầm không đáng có.

4. Coi nhẹ nội quy công ty

Một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá thái độ làm việc cũng như sự chuyên nghiệp của một nhân viên là sự tuân thủ nội quy công ty. Với tư cách là một nhân viên mới, bạn cần phải tuân thủ nội quy của công ty một cách nghiêm ngặt hơn bao giờ hết. Hãy tránh những trang phục quá lòe loẹt hay thời trang, đến và đi đúng giờ quy định của công ty để không mất đi lòng tôn trọng và uy tín của bạn trong mắt đồng nghiệp và cấp trên.

5. Thụ động trong công việc

Không giống như ở trường, nơi bạn chỉ làm công việc khi được giáo viên giao phó, trong môi trường làm việc thực tế sẽ có những lúc không ai phân rõ công việc và trách nhiệm cho bạn. Vì vậy, hãy có thói quen chủ động và nếu có công việc phát sinh trong phạm trù của bạn, hãy hoàn thành nó và đừng chờ đợi người khác giải quyết thay cho bạn.

6. Nói xấu sếp và đồng nghiệp

nguyen-tac-ban-phai-nho-khi-la-nhan-vien-moi-khong-duoc-noi-xau-moi-nguoi-trong-cong-ty
Nguyên tắc bạn phải nhớ khi là nhân viên mới - Không được nói xấu mọi người trong công ty

Dù trong hoàn cảnh nào, không nên nói xấu người khác và đặc biệt là trong môi trường công việc, đặc biệt nếu bạn là một nhân viên mới. Hãy suy nghĩ trước khi nói những lời không tốt về người khác để tránh gây hậu quả không tốt cho mối quan hệ. Nếu bạn nói xấu người khác, hậu quả có thể là mọi người sẽ xa lánh bạn và bạn có thể trở thành người xấu trong câu chuyện của họ.

IV. Kết luận

Chưa bao giờ là dễ dàng với nhân viên mới khi thích nghi ở một môi trường hoàn toàn khác. Thế nhưng nếu bạn có một thái độ cầu tiến, hoà nhã thì rất nhanh thôi bạn có thể làm quen và bắt nhịp với văn hoá doanh nghiệp. Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn. Theo dõi chúng mình để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé. Tại quản lý nhân sự vẫn còn các thông tin hữu ích khác chờ bạn khám phá!

0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page