Trong thời buổi kinh tế hội nhập toàn cầu. Thuật ngữ tỷ giá hối đoái đã không còn quá xa lạ đối với dân kinh tế nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về tỷ giá hối đoái là gì, cách hoạt động và tác động đến doanh nghiệp, nền kinh tế như thế nào? Cùng TLC tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái là gì? Thuật ngữ này được hiểu là tỷ lệ mà tại đó một loại tiền tệ sẽ được đổi để lấy một loại tiền tệ khác. Hầu hết các tỷ giá hối đoái được xác định là thả nổi, đồng thời tăng hoặc giảm dựa dựa trên lượng cung, cầu của thị trường.
Có một số tỷ giá hối đoái được chốt, cố định theo giá trị của đồng tiền ở một số quốc gia cụ thể. Khi thay đổi tỷ giá hối đoái làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp bằng cách thay đổi chi phí cung ứng được mua từ một quốc gia khác bằng cách thay đổi nhu cầu đối với sản phẩm của họ từ nguồn khách hàng nước ngoài.
Hiểu rõ hơn về tỷ giá hối đoái
Để hiểu kỹ hơn, cùng TLC tìm hiểu qua nội dung sau. Tỷ giá hối đoái giữa hai loại tiền tệ được xác định bởi hoạt động kinh tế, lãi suất thị trường, tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ thất nghiệp ở mỗi quốc gia. Tình trạng này hay được gọi là tỷ giá hối đoái thị trường, chúng được đặt trong thị trường tài chính toàn cầu, đây đều là những yếu tố mà các ngân hàng và tổ chức tài chính khác dựa theo khi giao dịch tiền tệ.
Tỷ giá hối đoái biến động như thế nào?

Tỷ giá hối đoái có thể biến đổi tự do hoặc cố định ở một số thời điểm và quốc gia cụ thể. Tỷ giá này tăng và giảm phụ thuộc vào những thay đổi trên thị trường ngoại hối. Đặc biệt là 3 yếu tố sau đây:
Lạm phát
Lạm phát là một trong những yếu tố tác động đến biến động của tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ lệ lạm phát ở ngoài nước nhỏ hơn trong nước thì tỷ giá hối đoái đang tăng, lúc này giá trị của đồng nội tệ giảm đi và ngược lại.
Lãi suất
Lãi suất là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư ngoài nước. Do đó mà lãi suất cũng có tác động đến tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất ngoài nước lớn hơn trong nước thì tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên, giá trị đồng nội tệ giảm xuống và ngược lại.
Nợ công
Nợ công là một trong những yếu tố tác động đến biến động tỷ giá hối đoái. Nếu nợ công càng tăng thì sẽ dẫn đến tỷ lệ lạm phát cũng tăng cao theo. Từ đó, gián tiếp tác động đến tỷ giá hối đoái.
Phân loại tỷ giá hối đoái

Dựa trên đối tượng xác định tỷ giá
Tỷ giá hối đoái được dựa theo đối tượng xác định tỷ giá, cụ thể có hai loại tỷ giá hối đoái chính thức và hối đoái thị trường. Chi tiết như sau:
Tỷ giá hối đoái chính thức: thường được các ngân hàng nhà nước xác định, sau đó đưa ra công bố. Dựa vào tỷ giá này mà các ngân hàng thương mại, đơn vị tín dụng sẽ được tính giá mua vào, bán ra, hoán đổi của cặp tiền tệ.
Tỷ giá hối đoái thị trường phụ thuộc vào lượng cung và cầu trên thị trường ngoại hối.
Phân loại dựa trên giá trị tỷ giá
Theo cách phân loại này, sẽ được chia thành 2 loại là tỷ giá hối đoái hoán thực và tỷ giá hối đoái danh nghĩa:
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa được hiểu là tỷ giá hiện tại của một đồng tiền tệ mà không bàn tới yếu tố lạm phát
Tỷ giá hối đoái hoán thực: đây là tỷ giá hiện tại của một loại tiền tệ, mà nó có tính tới yếu tố lạm phát.
Xem thêm >> Tình hình khủng hoảng kinh tế 2023 & Những nhận định đáng chú ý tại Việt Nam
Phân loại dựa theo thanh toán kỳ hạn

Theo cách phân loại này sẽ có tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn cụ thể như sau:
Tỷ giá giao ngay: đây là tỷ giá do các tổ chức tín dụng được niêm yết tại thời điểm giao ngay hoặc do 2 bên tự đưa thoả thuận với nhau. Việc thanh toán bắt buộc phải thực hiện trong 2 ngày kể từ ngày cam kết.
Tỷ giá kỳ hạn: đây là tỷ giá do các tổ chức tín dụng tự đưa ra thỏa thuận hoặc tự tín giữa các bên với nhau. Tuy nhiên thì với tỷ giá này phải đảm bảo nằm trong biên độ quy định tỷ giá kỳ hạn của ngân hàng nhà nước tại quốc gia đó.
Ngoài ra thì phân loại tỷ giá ngoại hết còn dựa theo nhiều yếu tố khác.
Tỷ giá hối đoái tác động như thế nào đến nền kinh tế?
Có thể bạn đã biết, tỷ giá hối đoái có thể so sánh sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ như thế nào. Do đó, mà có thể thông qua tỷ giá hối đoái để đánh giá giá hàng hoá trong nước so với quốc tế, đồng thời đánh giá năng suất lao động giữa trong và ngoài nước.
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của một quốc gia, cũng như nền kinh tế đối ngoại của quốc gia đó. Nếu tỷ giá hối đoái tăng, nghĩa là giá cả hàng hoá xuất khẩu quốc tế thấp hơn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế.
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát của một nền kinh tế. Nếu tỷ giá hối đoái tăng thì giá cả của hàng nhập khẩu đắt hơn, từ đó lạm phát sẽ gia tăng và ngược lại.
Bài viết phía trên TLC đã tổng hợp cơ bản về tỷ giá hối đoái là gì? Cách phân loại cũng như tác động đến nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng như thế nào. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với khách hàng. Tại quản lý hiệu quả doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều thông tin hữu ích chờ bạn tìm hiểu.