top of page

Tổng hợp nhận định của IMF về nền kinh tế toàn cầu

Có thể bạn chưa biết, nền kinh tế toàn cầu phải tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn. Được nhận định dựa trên cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt lẫn những áp lực lạm phát kéo dài và lan rộng, đồng thời là sự suy thoái ở Trung Quốc. Để tìm hiểu chi tiết về những nhận định của IMF về nền kinh tế toàn cầu, cùng TLC tham khảo ngay nhé!


Thực trạng nền kinh tế toàn cầu do IMF nhận định


thuc-trang-nen-kinh-te-toan-cau-do-imf-nhan-dinh
Thực trạng nền kinh tế toàn cầu do IMF nhận định

Theo dự báo tăng trưởng toàn cầu của IMF cho năm nay không thay đổi, vẫn giữ ở mức 3.2%. Trong khi dự đoán của IMF trong năm sẽ được hạ xuống mức 2.7%, thấp hơn 0.2% so với dự báo tháng 7.


Suy thoái năm 2023 sẽ diễn ra trên diện rộng, các quốc gia chiếm khoảng ⅓ nền kinh tế toàn cầu sẵn sàng suy thoái trong năm nay hoặc năm tới. Cụ thể ba nền kinh tế lớn nhất của Hoa Kỳ, Trung Quốc và khu vực đồng tiền chung của châu Âu sẽ tiếp tục bị chững lại. Sau đại dịch, kinh tế vẫn đang trong quá trình phục hồi, tuy nhiên, cú sốc này lại đến một lần nữa và làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế.


Tại Hoa Kỳ, việc thắt chặt các điều kiện về tiền tệ, tài chính làm chậm tốc độ tăng trưởng xuống còn 1% trong năm 2023. Tại Trung Quốc, dự báo tăng trưởng trong năm 2023 xuống còn 4.4% bởi lĩnh vực bất động sản bị suy yếu và nhiều khu vực bị phong toả diễn ra liên tục.


Sự giảm sút rõ rệt nhất là đồng euro, nơi cuộc khủng hoảng năng lượng do chiến tranh gây ra, tiếp tục gây hậu quả nặng nề, làm tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn 0.5% vào năm 2023.

Hầu hết mọi nơi, giá cả tăng cao, phải kể đến năng lượng và lương thực, gây khó khăn nghiêm trọng cho các hộ gia đình và đặc biệt là những người nghèo, có khả năng tài chính thấp.


Đồng thời, bất chấp vấn đề suy thoái kinh tế, áp lực lạm phát đang ngày càng lan rộng và kéo dài hơn so với thời gian dự kiến. Lạm phát toàn cầu được dự đoán sẽ đạt đỉnh 9.5% vào năm 2023 trước khi giảm tốc xuống 4.1% vào năm 2024. Lạm phát cũng đang ảnh hưởng không chỉ về lương thực và năng lượng mà còn nhiều lĩnh vực khác trong đời sống.


Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang leo thang góp phần làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng. Phía trên là những đánh giá sơ bộ từ phía IMF, nền kinh tế toàn cầu trong những năm tới có thể giảm xuống đến mức thấp lịch sử 2%. Nếu có nhiều rủi ro xảy ra, vấn đề tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm xuống 1.1% so với thu nhập bình quân đầu người, có thể xem như trì trệ vào năm 2023.


Nền kinh tế toàn cầu - Khủng hoảng ảnh hưởng chi phí sinh hoạt


nen-kinh-te-toan-cau-khung-hoang-anh-huong-chi-phi-sinh-hoat
Nền kinh tế toàn cầu - Khủng hoảng ảnh hưởng chi phí sinh hoạt

Áp lực từ việc tăng giá lương thực, năng lượng đe dọa đến sự phát triển kinh tế và tương lai của từng cá nhân, hộ gia đình. Bằng cách họ sẽ siết chặt lại thu nhập thực tế và từ đó làm suy yếu sự ổn định kinh tế vĩ mô. Hiện nay, các ngân hàng trung ương vẫn đang tập trung vào việc khôi phục sự ổn định giá cả, tốc độ thắt chặt đang tăng nhanh.


Rủi ro của việc thắt chặt chi tiêu quá mức sẽ làm lạm phát tiếp tục gia tăng, làm các ngân hàng trung ương xói mòn uy tín, làm lạm phát leo thang. Điều này gây bất lợi đến sự ổn định kinh tế vĩ mô trong tương lai. Khi cần thiết, chính sách tài chính phải đảm bảo thị trường vẫn trong trạng thái ổn định. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương cần kiên định với chính sách tiền tệ tập trung vào việc kiềm chế những lạm phát.


Các chính sách tài khoá không nên hoạt động trái với mục đích ban đầu và nỗ lực của các cơ quan tiền tệ nhằm làm giảm đi lạm phát. Khi làm như vậy chỉ kéo dài lạm phát và gây ra bất ổn cho nền kinh tế nghiêm trọng.


Điển hình, như cuộc khủng hoảng năng lượng, đặc biệt ở châu Âu, đây không phải là vấn đề bất ngờ, theo như tình hình chính trị thì các nguồn cung cấp năng lượng sau chiến tranh vô cùng rộng lớn, lâu dài. Vào cuối năm 2022 tình hình đầy thách thức, nhưng cuối năm 2023 còn tệ hơn như vậy.


Xem thêm >> Công nghệ tài chính - Fintech là gì? Ứng dụng & tác động đến doanh nghiệp


Ảnh hưởng của đồng Đô la đến nền kinh tế toàn cầu


anh-huong-cua-dong-do-la-den-nen-kinh-te-toan-cau
Ảnh hưởng của đồng Đô la đến nền kinh tế toàn cầu

Hầu hết các quốc gia đang phát triển, thì có cách giải quyết điều chỉnh chính sách tiền tệ để duy trì được sự ổn định về giá cả, đồng thời điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Bảo toàn nguồn dự trữ ngoại hối có giá trị khi điều kiện tài chính thực sự bị xấu đi


Nền kinh tế toàn cầu đang được các chuyên gia nhận định sa sút nghiêm trọng, đây là lúc các nhà hoạch định chính sách thị trường phải chiến đấu với nhiều vấn đề xảy ra. Các quốc gia đủ điều kiện có chính sách hợp lý nên khẩn trương trong việc xem xét cải thiện bộ đệm thanh khoản, bao gồm việc yêu cầu Quỹ tiếp cận với các công cụ, cách phòng ngừa vấn đề lạm phát. Các quốc gia đặt mục tiêu giảm thiểu tác động bất ổn tài chính trong tương lai thông qua sự kết hợp của các biện pháp an toàn vĩ mô, dòng vốn,...


Hiện nay, đang có rất nhiều quốc gia đang lâm vào tình trạng nợ nần gần như kiệt quệ. Quá trình hướng tới tái cơ cấu nợ có trật tự thông qua khuôn khổ chung nhóm 20 quốc gia đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất, rất cần thiết để ngăn chặn làn sóng khủng hoảng nợ công.



Bài viết phía trên đã tổng quan về những nhận định của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF về nền kinh tế toàn cầu. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Tại quản lý tài chính, chúng tôi vẫn còn rất nhiều thông tin đáng chú ý khác chờ bạn tham khảo.



8 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page