Bạn có biết rằng việc gửi tiền vào ngân hàng cũng có thể mang lại những rủi ro cho doanh nghiệp của bạn? Để bảo vệ tài sản của mình, việc quản lý rủi ro gửi tiền là cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những cách để bảo vệ doanh nghiệp của bạn khi gửi tiền vào ngân hàng. Hãy cùng TLC đọc và áp dụng để giảm thiểu rủi ro và tăng cường sự an toàn cho tài sản của bạn.
I. Quản lý rủi ro gửi tiền của doanh nghiệp tại ngân hàng
Doanh nghiệp chưa mở sổ theo dõi chi tiết theo từng ngân hàng
Doanh nghiệp chưa đối chiếu số dư cuối kỳ với ngân hàng gửi tiền
Doanh nghiệp mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau nên khó kiểm soát cũng như kiểm tra được số dư
Xuất hiện hiện tượng ngân hàng bị phong toả
Trường hợp chênh lệch sổ sách kế toán với biên bản đối chiếu ngân hàng. Các bảng cân đối phát sinh

Các khoản rút quá số dư, gửi tiền, tiền lãi vay được phản ánh không hợp lý
Tên đại diện người nhận trên uỷ nhiệm và tên đối tượng công nợ của các đơn vị không trùng khớp với nhau
Doanh nghiệp không theo dõi nguyên tệ đối với khoản tiền gửi bằng ngoại tệ
Doanh nghiệp chưa hoặc không đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm hoặc áp dụng sai tỷ giá đánh giá lại.
Doanh nghiệp chưa hạch toán đủ lãi tiền gửi ngân hàng hoặc hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng không khớp sổ phụ ngân hàng.
Tên người uỷ nhiệm trên giấy tờ và tên của người công nợ không trùng khớp với nhau. Trường hợp này nguyên nhân có thể do viết sai tên của người uỷ nhiệm.
Đối với khoản tiền gửi ngoại tệ có thể gặp sai sót khi không trực tiếp theo dõi nguyên tệ. Dẫn đến giao dịch nhầm số tiền cần thiết.
Xem thêm >> 5 bước quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả
II. Giải pháp quản lý rủi ro tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng
Để kiểm soát, quản lý rủi ro gửi tiền của doanh nghiệp vào ngân hàng, doanh nghiệp cần có hệ thống kiểm soát như sổ quỹ thống kê, ghi chép tất cả thông tin về thu và chi. Thủ quỹ trực tiếp kiểm soát khoản này.
Toàn bộ tiền mặt chỉ được rút ra khỏi quỹ khi người rút tiền có phiếu chi được phê duyệt bởi lãnh đạo công ty, khi thu tiền mặt vào quỹ của doanh nghiệp cũng phải đi kèm với phiếu thu đã được phê duyệt.

Cần có hạng mức thanh toán tiền mặt cho mỗi bộ phận trong doanh nghiệp. Đồng thời, mọi khoản thanh toán vượt quá mức quy định cho phép thì phải chuyển qua thanh toán bằng tài khoản ngân hàng.
Đối với bút toán giao dịch tiền mặt cần được một nhân viên nhất định chịu trách nhiệm xử lý và quản lý chặt chẽ quy trình kiểm soát tiền mặt và tài khoản ngân hàng. Nhân viên không có quyền được tiếp cận hoặc trông tiền mặt của doanh nghiệp
Toàn bộ số dư tiền mặt của doanh nghiệp trên sổ cần đối chiếu thường xuyên, có thể là hằng ngày, so sánh với số quỹ tiền mặt do thủ quỹ và công ty lập ra.