Trong bối cảnh Việt Nam đang hòa nhập nhanh chóng với thế giới và áp dụng công nghệ 4.0 trong nhiều lĩnh vực thì đối với doanh nghiệp việc chuyển đổi số (hay còn gọi là Digital Transformation) là hành động mang tính tất yếu. Việc chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng phát triển và vươn ra thế giới cũng như thúc đầy nền công nghệ kỹ thuật số nước nhà phát triển. Việc chuyển đổi số mang đến nhiều lợi ích mà trong đó việc tiết kiệm chi phí và tăng cao năng suất là một trong những điểm nổi trội mà hình thức chuyển đổi này mang lại. Hãy cùng tìm hiểu tại sao việc chuyển đổi số lại quan trọng đối với doanh nghiệp hiện nay!
Theo khảo sát từ IDC - tổ chức đứng đầu thế giới về khảo sát thị trường, thì việc chuyển đổi số (Digital Transformation) đang dần trở thành chiến lược chính của các doanh nghiệp trong kỷ nguyên công nghệ 4.0.
Đã có 90% doanh nghiệp đi các bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số từ việc tự tìm hiểu, tìm tòi nghiên cứu, cho đến triển khai. Đồng 30% nhà lãnh đạo thừa nhận rằng đây là một vấn đề hết sức quan trọng mang tính sống còn cho doanh nghiệp. Một khi chuyển đổi số thành công khả năng thấu hiểu khách hàng sẽ gia tăng, năng suất lao động cải thiện và sáng tạo đột phá sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đạt được những mục tiêu đề ra.

Vậy chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là một khái niệm mới ra đời từ sự phát triển nhanh chóng của Internet và dần dần được nhắc đến nhiều hơn trong khoảng thời gian gần nhằm miêu tả cho việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số có thể định nghĩa là “ quá trình sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tạo mới hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa công ty và trải nghiệm khách hàng hiện có để nắm bắt với các thay đổi mới trên thị trường.”
Mục đích quan trọng là chuyển đổi số là giúp doanh nghiệp có thể vận hành một cách hiệu quả trong việc ghi chép dữ liệu và làm việc ăn ý giữa các phòng ban để từ đó giúp thu hút khách hàng.
Lý do cần chuyển đổi số và tính bền vững của việc chuyển đổi số
Chuyển đổi số là cấp thiết đối với tất cả các doanh nghiệp, kể cả quy mô vừa và nhỏ. Tại hội thảo mang tên “Global Digital Transformation” tại Hạ Long vào cuối tháng 04/2019 đã ghi nhận rất nhiều câu hỏi tuy mới mà cũ từ các doanh nghiệp: tăng trưởng như thế nào, gia tăng lượng khách hàng ra sao để mang lại doanh thu và các câu trả lời rất khác nhau, tuy nhiên các công ty đã chuyển đổi số lại thể hiện sự vượt trội hơn hẳn khi trả lời các câu hỏi ấy. Qua đó có thể nhận định rằng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa chuyển đổi số đang dần yếu thế và có thể sẽ phải rời khỏi thị trường trong các năm tới.
Đồng thời tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Doanh nghiệp số từ thực tiễn đến nhận thức” vào ngày 11/04/2019, Phó chủ tịch Hội tin học Tp Hồ Chí Minh, ông Phí Anh Tuấn đã nhận định “chuyển đổi số doanh nghiệp là xu thế không thể đảo ngược, trong đó dữ liệu sẽ trở thành tài sản lớn nhất của doanh nghiệp bởi dữ liệu có ích cho doanh nghiệp ngày càng đa dạng và chi phí để thu thập dữ liệu có ích cho doanh nghiệp giảm nhanh, từ đó giúp doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả.”
Theo nghiên cứu từ tổ chức Microsoft vào năm 2017 tại các quốc gia khác nhau trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương về tác động tích cực mà chuyển đổi số mang lại. Trong đó: GDP trung bình tăng trưởng 6% trong năm 2017, năm 2019 tăng 25% và dự báo 60% tăng trưởng vào năm 2021.
Có thể thấy việc chuyển đổi số mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích và cũng như đảm bảo được tính bền vững cho doanh nghiệp trong việc phát triển của mình.
Chuyển đổi số tại Việt Nam như thế nào
Theo Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, 97% tổng số doanh nghiệp hiện tại đang có quy mô vừa và nhỏ và các đối tượng này hầu hết đều bị hạn chế trong khả năng ứng dụng, sáng tạo công nghệ vào quy trình quản lý & kinh doanh. Tuy nhiên, hiện Chính Phủ đang bắt đầu áp dụng và khuyến khích các doanh nghiệp dần chuyển đổi số để giúp quá trình xây dựng công nghiệp hoá đất nước được diễn ra nhanh chóng.
Tổ chức Cisco tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với báo cáo về “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ”” được ghi nhận trên hơn 1000 doanh nghiệp quanh khu vực, thì trong đó doanh nghiệp Việt Nam có 50 đối tượng được góp mặt trong danh sách. Tuy nhiên việc chuyển đổi số cần được thực hiện bền bỉ và lâu dài cũng như doanh nghiệp cần tìm được những nền tảng chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp và bổ trợ các tính năng mà doanh nghiệp cần trong việc quản lý hoạt động, nhân sự và mối quan hệ với khách hàng.
Kissflow là một trong những nền tảng BPM có thể giúp doanh nghiệp chuyển đổi số dễ dàng với việc tích hợp tính năng ERP và CRM. Doanh nghiệp có thể dễ dàng ghi chép dữ liệu, hoạt động buôn bán và kế hoạch của các phòng ban một cách tối ưu hoá nhờ phần mềm Kissflow. Bên cạnh đó Kissflow còn tích hợp CRM vào nền tảng giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện mọi hoạt động của mình chỉ với một phần mềm duy nhất ngay cả việc quản lý khách hàng với thông tin, số lượng đơn hàng và yêu cầu chi tiết.

Việc áp dụng Kissflow vào hình thức chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp thay đổi đáng kể hiệu quả hoạt động của mình trong tương lai.
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo. Thân ái!