
-> Bệnh thiếu động lực Bệnh thiếu động lực có thể do nhân viên thiếu chí hướng hoặc thiếu dụng cụ làm việc, hoặc không được đoái hoài tới, không nhận được chỉ thị, hướng dẫn rõ ràng từ cấp trên.
->Bệnh không hết mình trong công việc Đây là khi nhân viên làm việc hời hợt, không lỹ lưỡng, không đào sâu nghiên cứu, lường trước các tình huống có thể xảy ra mà có tâm lý “làm cho xong việc”. Hậu quả là chẳng mấy chốc công ty sẽ vấp phải sự phê phán chua cay từ khách hàng, hoặc những sự cố đáng tiếc.
->Bệnh “rối ren trong công ty” Sự rối ren có thể đến từ những nhân sự thích gây rối chuộc lợi, do các sự cố hoặc những tin đồn thất thiệt. Để giải quyết vấn đề, lãnh đoạ phải sớm truyền thông rộng rãi, trung thực, giải thích thuyết phục để “gỡ rối” và chấn an nhân viên.
->Bệnh bè phái Sự bè phái gây mất đoàn kết doanh nghiệp, thậm chí còn gây khó khăn, tạo sự chống đối với cấp lãnh đạo. Để phòng tránh, người lãnh đạo cần có phong cách “dân chủ”, gần gũi với mọi nhân viên và cộng sự.
Bệnh trong doanh nghiệp không có vi-rút hay vi khuẩn nhưng hậu quả khôn lường, đội ngũ nhân sự rệu rạo, hệ thống quản trị rời rạc, và xa hơn sẽ là những con số tài chính thảm hại. Để doanh nghiệp có “sức đề kháng” mạnh mẽ, nhân viên hết mình cùng tổ chức, nhà quản lý cần tạo nên văn hoá doanh nghiệp bền vững được nuôi dưỡng bằng những giá trị tốt đẹp. Đồng thời nắm vững những kiến thức và nguyên lý về quản trị!
Nguồn: kien thuc quan tri