Ngày nay, có nhiều yếu tố để doanh nghiệp căn cứ vào và trả lương cho người lao động. Điển hình như: dựa vào bằng cấp, kinh nghiệm có được,... Trong đó lương 3P là một trong những cách tính được áp dụng. Vậy lương 3P là gì? Cách tính và áp dụng vào doanh nghiệp như thế nào? Cùng TLC tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây!
1. Lương 3P là gì?

Lương 3P là viết tắt của cụm từ 3P Compensation, đây là hệ thống được thiết kế và sử dụng để trả lương cho nhân viên căn cứ vào 3 yếu tố sau đây:
(P1) Pay for position: trả lương nhân viên theo vị trí công việc
(P1) Pay for person: trả lương theo năng lực của nhân viên đảm nhận vị trí việc làm đó
(P1) Pay for performance: trả lương theo hiệu quả, hiệu suất làm việc của nhân viên đó
Lương được trả sẽ đánh giá kết quả, năng lực làm việc của nhân viên dựa trên các yếu tố kể trên. Vì vậy, nhân viên có thành tích càng tốt thì tỷ lệ thuận với mức lương mà họ nhận được. Trong khi đó, nếu tính lương 1P sẽ chỉ cố định cho vị trí công việc mà họ được nhận.
2. Mục đích của cách tính lương 3P
Có thể nói, ngoài việc tìm được một vị trí làm việc phù hợp thì lương là yếu tố đi liền kề và cực kì quan trọng đối với người lao động. Tiền lương nhận được tại vị trí làm việc sẽ phần nào phản ánh được giá trị mà họ mang đến cho công ty. Đồng thời, đây cũng là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp thu hút và giữ được nguồn nhân tài.
Đảm bảo tính công bằng trong nội bộ
Như đã đề cập ở trên, với vị trí công việc khác nhau sẽ có mức lương khác nhau khi tính lương 3P. Hoặc trường hợp, nhân viên cùng làm việc vị trí giống nhau nhưng mức lương lại khác nhau. Điều này sẽ dễ hiểu, bởi lương 3P là mô hình được thiết kế trả lương cho nhân viên căn cứ trên 3 yếu tố: vị trí công việc, năng lực cá nhân, kết quả công việc nhận được.
Tùy vào năng lực làm việc của mỗi cá nhân, mà căn cứ theo 3 khung này để đánh giá. Từ đó quyết định mức lương, như vậy sẽ đảm bảo được năng lực của nhân việc được đánh giá một cách công tâm và từ đó thúc đẩy tinh thần làm việc.
Tạo động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên
Khi kết hợp 3 yếu tố lại với nhau, giải quyết vấn đề trả lương cho nhân viên theo năng lực, giá trị mà họ mang đến cho công ty theo cách khách quan. Theo đó, nhân viên có năng lực càng cao thì cơ hội tăng lương cũng tỷ lệ thuận theo đó.
Vì sự thuận tiện và tính linh hoạt trong cách tính lương 3P gắn với giá trị nhân viên tạo ra, chất lượng và thành tích công việc nên do đó mà người lao động làm việc tích cực hơn. Tránh việc sai sót từ đó tạo ra mức lương cao hơn. Đây cũng là một trong những cách thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.

Tạo ra sự cạnh tranh trong thị trường lao động
Điểm mạnh của việc tính lương này là đánh giá chính xác được năng lực của nhân viên trong từng vị trí công việc. Điều này sẽ tạo ra xu hướng và tiêu chuẩn chung trong việc trả mức lương tương xứng cho người lao động.
Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng, giúp tạo nên hình ảnh, sự chuyên nghiệp và uy tín của một doanh nghiệp trên thị trường lao động. Ngoài ra, đây cũng là điểm lý tưởng để thu hút và giữ chân nhân tài.
Xem thêm >> Top 6 thách thức quản lý nhân sự của công ty đa quốc gia
Cách tính lương 3P áp dụng trong doanh nghiệp hiệu quả ra sao?
Theo nghiên cứu cho thấy, cách tính lương 3P khi được áp dụng mang đến lợi ích cho cả hai bên trong mối quan hệ lao động. Không chỉ xoá bỏ quan điểm cũ về cách tính lương cho người lao động hay số kinh nghiệm, bằng cấp. Mà còn tạo ra cơ hội để nhân viên được thay đổi mức lương phù hợp với năng lực và giá trị mình tạo ra với công ty.
Phần lợi ích dành cho doanh nghiệp khi áp dụng mức lương 3P:
Cấp lãnh đạo thúc đẩy và nâng cao được hiệu quả làm việc của nhân viên, bằng cách đáp ứng được mức lương mà họ mong muốn.
Hệ thống lương 3P giúp đáp ứng được mức lương, từ đó tạo độ cạnh tranh trên thị trường, thu hút và giữ chân nhân tài.
Riêng đối với người lao động: áp dụng lương 3P giúp họ được nhận mức lương tương xứng với những đóng góp và giá trị mình tạo ra cho công ty.
3. Chi tiết các yếu tố trong lương 3P

Pay for position
Tại đây, mức lương sẽ được điều chỉnh theo cấp bậc của từng nhân viên. Một hệ thống sẽ linh hoạt tự động xác định được mức lương đánh giá từ mỗi công việc được triển khai trong thời gian cụ thể như ngày, giờ, tuần, tháng.
Trong đó, môi trường làm việc: mức độ rủi ro, độc hại hoặc những tác nhân ảnh hưởng từ bên ngoài đối với từng công việc cụ thể.
Đối với mỗi tiêu chí sẽ có quy trình chuẩn cụ thể đánh giá và tổng hợp cho từng chức danh, vị trí.
Pay for person
Ở yếu tố này, sẽ đào sâu vào kỹ năng, năng lực, kiến thức mà người lao động áp dụng được vào công việc. Nguyên tắc trả lương cụ thể là:
Tập trung vào năng lực chuyên môn: toàn bộ những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tương ứng với vị trí cụ thể trong doanh nghiệp
Năng lực của nhân viên: được hiểu là khả năng thực hiện công việc một cách tốt nhất mà nhân viên ở vị trí được giao có thể đạt được
Năng lực theo vai trò: đây là việc nhân viên phải làm được tối thiểu khi đảm nhận vai trò.
Pay for performance
Đây có thể nói là mục khen thưởng dành cho nhân viên, khi họ đạt hoặc vượt hiệu suất công việc đặt ra. Mang lại giá trị vượt ngoài mong đợi.
Quy trình đánh giá cơ bản để tính lương sẽ diễn ra như sau, nhưng tuỳ vào một số công ty mà có cách tính lương khác nhau.
Giao mục tiêu công việc cho cá nhân -> Đánh giá hiệu quả công việc (hoàn thành hoặc chưa hoàn thành) -> Đưa ra mức thưởng khuyến khích.
Tiền lương có liên quan đến hiệu suất cá nhân được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
Cá nhân: hoa hồng, chiết khấu, tăng lương
Tổ chức: chia sẻ lợi ích, phần thưởng
Đối với toàn doanh nghiệp: thưởng cổ phiếu, chia lợi nhuận, quyền mua cổ phiếu
Hy vọng bài viết chia sẻ phía trên của TLC đã giúp bạn đọc phần nào hiểu hơn về lương 3P là gì? Cách tính và áp dụng vào doanh nghiệp như thế nào? Tại chuyên mục Quản lý tài chính, chúng tôi vẫn còn rất nhiều kiến thức hữu ích chờ bạn đón đọc! Đồng thời, tại WorkSmart sẽ là định hướng nghề nghiệp hữu ích chắp cánh ước mơ trên con đường sự nghiệp của bạn!