top of page

Lý do các công ty khởi nghiệp thất bại

Đã cập nhật: 11 thg 1, 2021


💡 90% Startup khởi nghiệp thất bại và hơn một nửa trong số đó tồn tại không quá 3 năm. Vì sao rất nhiều các công ty Startup khởi nghiệp thất bại?


1️⃣ Chưa hiểu đúng lý do để bắt đầu khởi nghiệp

Không phải bạn quyết định khởi nghiệp là do mục tiêu duy nhất bạn theo đuổi là “ tiền “ mà bạn cần phải có đam mê và phải đảm bảo những thứ mà bạn cung cấp cho thị trưởng phải đáp ứng nhu cầu thực tế.


2️⃣ Vốn không đủ

Không chuẩn bị đủ nguồn vốn. Đây có thể được xem là một nguyên nhân phổ biến làm cho các doanh nghiệp trẻ “chết yểu”.


3️⃣ Tính kiêu ngạo

Tự tin quá mức vào ý tưởng dễ dẫn tới việc bỏ mặc tất cả các yếu tố có sức ảnh hưởng khác như: không quan tâm nhu cầu thị trường; chọn mô hình kinh doanh thiếu hợp lý; thời điểm sai lệch khi tung ra sản phẩm; không tiếp thu ý kiến chuyên gia, vận dụng mối liên hệ xã hội.


4️⃣ Tầm nhìn vấn đề hạn hẹp

Không có sự đầu tư để lập kế hoạch chi tiết, nóng vội thực hiện. Các startup dễ phạm sai lầm: chi hết tiền mặt; tính toán sai chi phí, giá bán; xem nhẹ nhà đầu tư, các yếu tố tài chính.


5️⃣ Đánh giá thấp vai trò marketing, bán hàng

Với một chiến lược quảng bá sản phẩm yếu kém thì dù sản phẩm bạn đang nắm giữ độc đáo thế nào đi nữa thì thất bại cũng là điều có thể xảy ra.


6️⃣ Đặt bản thân mình lên cao

Startup nào cũng muốn tuyển dụng được thành viên xuất sắc, có khả năng đảm nhận vai trò nòng cốt và giàu nhiệt huyết với công việc. Tập hợp được đội ngũ hùng mạnh chưa hẳn sẽ thu về ngay kết quả tốt đẹp. Nếu mỗi người đều có tính tự cao tự đại thì tan rã là việc sớm muộn. Điều này đến từ: cách làm việc thiếu hòa hợp; sự bất đồng giữa các nhân viên hoặc với nhà đầu tư.


7️⃣ Không cẩn trọng

Thiếu tính chi tiết, cẩn thận từ người lãnh đạo sẽ dẫn đến kết quả vô cùng tệ hại. Danh tiếng, uy tín, công sức, lòng tin bấy lâu có thể bị phá hủy ngay thời điểm đó. Những lỗi nếu không chú ý sẽ dễ vướng vào như: sản phẩm đơn điệu (17%); định vị thương hiệu yếu kém (9%); vấn đề pháp lý (8%).


8️⃣ Tình trạng mất cân bằng

Nếu phong cách làm việc rơi vào trạng thái này thời gian lâu thì sẽ tạo thành kết quả xấu như: mất tập trung (13%); thiếu kiên trì (9%); kiệt sức (8%).


9️⃣ Tính linh hoạt

Nét đặc trưng của startup là hoàn toàn được tự đo, sáng tạo với những ý tưởng, sản phẩm của mình. Tuy nhiên, khả năng linh hoạt để không đi vào lối mòn, chọn nhiệm vụ bất khả thi đôi khi chưa tận dụng được tốt. Hậu quả là chuyển đổi sai hướng phát triển kinh doanh (10%) hoặc thất bại hoàn toàn (7%).


Nguồn: Vietnambiz

#khởinghiệp

9 lượt xem0 bình luận
bottom of page