top of page

Chỉ số FDI tăng "nóng", cơ hội hay thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam 2021?

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những cú chuyển mình vượt bậc với những thành tựu đáng tự hào. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chuyển hướng xấu đi vì đại dịch Covid-19 thì nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng đều đặn và mạnh mẽ đặc biệt là trong năm 2021 khi mức GDP được kỳ vọng là sẽ đạt tới 9% so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, vốn đang là vùng phải đối mặt với nền kinh tế thị trường ảm đạm do hậu quả của đại dịch Covid-19. Việt Nam có được những dấu ấn nổi bật như vậy là nhờ vào công cuộc chống dịch của chính phủ Việt Nam, điều đó tất yếu đã kéo theo sự phát triển kinh tế nhất là đối với lĩnh vực vốn đầu tư nước ngoài hiện đang tăng trưởng chóng mặt. Vậy điều đó sẽ là cơ hội hay thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam 2021?

Với bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, điều đó đã làm gián đoạn đến thương mại thông qua nhu cầu thấp và gián đoạn chuỗi cung ứng. Bất chấp những tác động này, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (thương mại hàng hóa) là 543 tỷ đô la Mỹ, tăng 5 phần trăm so với cùng kỳ năm trước chỉ tính riêng trong năm 2020.. Xuất khẩu đặc biệt quan trọng trong sự gia tăng này, với giá trị xuất khẩu ước tính là 281 tỷ đô la Mỹ.

Bên cạnh sự gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu, mức độ đầu tư FDI cũng tăng mạnh mẽ lần đầu tiên sau mười năm. Các công ty nước ngoài hiện đóng một vai trò quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ, trong thương mại hàng hóa, khu vực FDI chiếm 72% tổng kim ngạch xuất khẩu và 63% kim ngạch nhập khẩu. Điều này rất có thể phản ánh sự ưu tiên của FDI đối với các lĩnh vực thâm dụng thương mại như sản xuất và dầu thô và những tác động tích cực từ nhiều hiệp định thương mại được ký kết gần đây bao gồm hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và FTA Anh - Việt.

Thế nên việc kỳ vọng về một sự phát triển vượt bậc trong năm 2021 là một việc hoàn toàn có thể xảy ra. Tính đến ngày 20/4/2021 thì tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 12,25 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng đón làn sóng đầu tư từ nước ngoài này nhằm giúp phát triển doanh nghiệp cũng như tăng chỉ số năng lực cạnh tranh khu vực.

Đồng thời với việc nhiều doanh nghiệp nước ngoài chuyển tới Việt Nam sau đại dịch Covid-19 nhằm tìm kiếm sự ổn định thì đây chính là lúc doanh nghiệp Việt Nam chứng minh được khả năng của mình với các đối tác thương thảo về việc liên doanh doanh nghiệp. Với dự đoán đến năm 2025, nền kinh tế kỹ thuật của Việt Nam có thể mở rộng lên 52 tỷ đô la Mỹ. Các phân ngành của nền kinh tế kỹ thuật số như thương mại điện tử, ngân hàng kỹ thuật số và trò chơi trực tuyến đại diện cho các lĩnh vực nhu cầu tiêu dùng mới và tăng trưởng cao mà các nhà đầu tư có thể nhắm mục tiêu. Do đó, trong khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn là động lực của FDI, thì có thể lộ trình các doanh nghiệp nước ngoài cần thực hiện để tiếp cận người tiêu dùng có thể thay đổi.

Các ngành xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam cả trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ có thể trở thành mục tiêu sinh lợi cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, các thỏa thuận với các quốc gia ngoài châu Á có thể thu hút một loạt các nhà đầu tư mới. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy 72% thành viên EuroCham cho rằng FTA Việt Nam - EU có thể dẫn đến sự gia tăng các doanh nghiệp châu u đầu tư vào Việt Nam.

Trong năm tới, Việt Nam vẫn là một ứng cử viên sáng giá cho đầu tư từ ASEAN và hơn thế nữa. Với các chính sách thân thiện với nhà đầu tư, sự ổn định kinh tế và chính trị tương đối, hiệu quả chi phí và triển vọng nhu cầu tiêu dùng, Việt Nam có khả năng tiếp tục thu được lợi nhuận từ việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng ở châu Á bên cạnh việc thu hút một loạt nhà đầu tư mới về địa lý và lĩnh vực.

Chính vì thế việc các doanh nghiệp Việt xây dựng được một nền tảng hệ thống vững chắc với các quy trình có tính ứng dụng cao lẫn nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ khiến cho doanh nghiệp việc nắm bắt được cơ hội này dễ dàng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó với việc công nghệ phát triển, các doanh nghiệp cần phải bắt đầu hệ thống số hoá dữ liệu và quy trình của chính mình nhằm gia tăng tính chính xác, giao tiếp được dễ dàng và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó việc chuyển đối số sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt nâng cao vị thế trong mắt các nhà đầu tư và đồng thời giảm thiểu tối đa các rủi ro không đáng có về mặt quản trị. Tuy nhiên đó cũng là thách thức cho doanh nghiệp trong việc thay đổi lẫn tìm được một nền tảng phù hợp nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý một cách thuận tiện nhất.

Kissflow chắc hẳn sẽ là một nền tảng Business Process Management có thể giúp các doanh nghiệp Việt đơn giản hoá quy trình trao đổi thông tin trong ERP lẫn nâng cao yếu tố CRM của doanh nghiệp đối với khách hàng, dựa trên sự quản lý chặt chẽ của hệ thống mà kissflow mang lại. Không những thế với độ tự động hoá cao cũng như các bước quản trị dễ dàng mọi vấn đề về thông tin, chi phí, nhân sự và hoạt động quản lý sẽ được gói gọn chỉ trong phần mềm máy tính. Kissflow là hệ thống BPM được đánh giá nổi trội hiện nay vì đây là nền tảng được đánh giá là tân tiến 4.0 có sự kết nối với ERP và CRM giúp doanh nghiệp dễ dàng điều hành hoạt động kèm với đội ngũ hỗ trợ cực kỳ chuyên nghiệp và luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của khách hàng trong mọi trường hợp.

Có thể thấy Việt Nam đang ngày càng hội nhập, việc đón nhận làn sóng FDI ngày càng lớn sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức trong doanh nghiệp, nhất là về mảng công nghệ số. Khi chuyển đối số vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam hay các doanh nghiệp vẫn chưa tìm ra phần mềm BPM thích hợp. Chắc hẳn BPM sẽ giúp bạn công việc đó. Với chuyển đổi số sẽ giúp cho chính doanh nghiệp Việt Nam tự tin đón đầu làn sóng hội nhập trong nền kinh tế mở hiện nay.

4 lượt xem0 bình luận
bottom of page