Đối với giới khởi nghiệp, thì cái tên Lamita Dance Fitness không còn quá xa lạ vì đây là một trong những startup nổi bật trên thị trường về lĩnh vực thể dục giải phóng năng lượng. Đây là startup được đánh giá khá thành công và thổi vào nền công nghiệp dịch vụ thể dục thể thao tại Hà Nội một làn gió mới. Với tiềm năng vượt trội và mục tiêu rõ ràng, start-up này đã thành công trong việc gọi vốn 10 tỷ đồng từ chương trình Shark Tank Việt Nam vào năm 2019.

Lamita Dance Fitness tiền thân là Zumba Hà Nội với ban đầu là câu lạc bộ dạy nhảy Zumba đầu tiên trên cả nước. Lamita được ra đời vì trong một chuyến công tác tại Pháp, CEO Linh Lamita đã bị mê hoặc bởi các động tác năng động của Zumba - bộ môn thể thao có xuất xứ từ châu Mỹ La-tin nhưng vẫn chưa thịnh hành tại Việt Nam. Bị thu hút bởi những động tác dứt khoát, mạnh mẽ và nhịp điệu sôi động của Zumba, Linh Lamita đã quyết định đưa bộ môn này về Việt Nam. Điều từ hào ở Lamita Dance theo lời của CEO đó chính là "Mặc dù không có bộ phận chăm sóc khách hàng trong suốt 5 năm phát triển, không sử dụng một đồng marketing nào, không trả tiền cho quảng cáo, nhưng câu lạc bộ đã tự lan tỏa đến mọi người." Sau đó Lamita đã vận hành thành công 12 phòng tập vào năm 2016. Năm 2017, Lamita bắt đầu hình thức nhượng quyền thương hiệu.
Tháng 08/2019, doanh nghiệp này đã tham gia Shark Tank Việt Nam mùa 3 với câu slogan “Lan tỏa năng lượng tích cực” và thành công cho việc đầu tư 10 tỷ với 35% cổ phần. Tiềm năng của Lamita rất lớn vì tính trong chỉ riêng năm 2019 đã có hơn 50 phòng tập. Về tình hình tài chính, startup đạt 14 tỷ đồng doanh số năm 2018, dự kiến năm 2019 con số này sẽ tăng đến 32 tỷ đồng. Nhưng do định hướng phát triển và tái đầu tư chuyển đổi mô hình nên biên lợi nhuận chỉ còn hơn 2 tỷ đồng.
Lamita đã tham vọng trở thành startup kỳ lân trong lĩnh vực Life Style với những điểm mạnh riêng biệt mà chính CEO Vũ Thị Thùy Linh đã tự tin khẳng định là huấn luyện viên, học liệu và nền tảng số dành cho hệ thống phòng tập nhảy đầu tiên tại Việt Nam. Tính tới thời điểm tháng 12/2019, Lamita đã đạt được một số mục tiêu như doanh thu tăng 170% với hơn 68 điểm tập trên toàn quốc và học viên tang 2,5 lần.
Với việc phát triển gia tăng và nhanh chóng của mô hình kinh doanh thì việc thông báo đóng cửa vĩnh viễn vào tháng 1 năm 2021 là một quyết định bất ngờ của startup này. Lý do được tiết lộ là vì doanh nghiệp này đã gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 gây nên, cũng như vướng mắc nội bộ không thể giải quyết nên đã quyết định tạm dừng hoạt động không xác định thời hạn.
Việc đóng cửa mô hình này đã gây ra nhiều tiếc nuối trong cộng đồng khởi nghiệp vì Lamita được đánh giá là mô hình tiềm năng nhưng do tình hình dịch Covid-19 và cộng thêm chưa hoạch định được chiến lược đồng thời lẫn mô hình quản lý phù hợp đã dẫn đến sự dừng hoạt động. Nhiều ý kiến cho rằng việc chuyển đổi sang hình thức online sẽ giúp Lamita thoát khỏi việc chịu lỗ nhiều tháng liền, tuy nhiên startup này lại chưa áp dụng nhanh chóng trong quy trình vận hành.
Doanh nghiệp cần có một hệ thống quản lý tốt nhằm đảm bảo được các chỉ số và cân bằng được các yếu tố chi phí, lợi nhuận lẫn lợi ích cho nhân viên và khách hàng. Đồng thời với việc có một hệ thống quản lý tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc điều hành hoạt động và tránh xảy ra mâu thuẫn nội bộ. Thế nên việc số hoá bằng phần mềm điện tử quản lý doanh nghiệp BPM sẽ giúp startup và doanh nghiệp giải quyết vấn đề đó. Với việc tích hợp ERP và CRM sẽ giúp doanh nghiệp được điều hành một cách trơn tru và tối đa năng suất với những quy trình quản lý phù hợp và tiết kiệm chi phí.
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin bổ ích. Đừng quên đồng hành cùng với chúng tôi trong những bài viết tiếp theo. Thân ái!