top of page

3 mô hình quản lý nhân sự cho doanh nghiệm SMEs 2021

Quản lý nhân sự là một trong những yếu tố cốt lõi trong việc quyết định sự thành công và thất bại của doanh nghiệp. Mục đích của việc quản lý nhân sự nhằm giúp các doanh nghiệp quản lý lực lượng nhân sự theo cách hiệu quả nhất có thể. Từ đó dễ dàng để đạt được các mục tiêu đã định hướng. Có thể hiểu cốt lõi của quy trình quản lý nhân sự nhằm hướng tới mục đích tối đa hóa năng suất của tổ chức bằng cách tối ưu hóa hiệu quả của nhân viên. Thông thường mô hình này sẽ bao gồm tất cả các hoạt động của doanh nghiệp để thu hút, xây dựng, sử dụng, phát triển, đánh giá và giữ gìn một lực lượng nhân sự phù hợp với yêu cầu công việc về số lượng lẫn chất lượng. Thế nên với 3 mô hình dưới đây sẽ giúp việc quản lý nhân sự đặc biệt tại các doanh nghiệp SMEs trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết!

1. Mô hình 8 chiếc hộp Paul Boselie

Mô hình 8 chiếc hộp của Paul Boselie là một trong những mô hình tiêu biểu trong việc quản trị nhân sự và đang được áp dụng bởi các công ty lớn trên thế giới. Mô hình này chỉ ra các yếu tố bên ngoài và bên trong khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các công việc làm trong bộ phận nhân sự.

Mô hình tập trung vào các khía cạnh như thị trường chung, thể chế chung, thị trường dân số là những yếu tố bề ngoài ảnh hưởng đến việc quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Tiếp theo đó là những kiến thức về văn hóa, lịch sử, công nghệ. Ngoài ra còn có tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến doanh nghiệp đều ảnh hưởng tới các chính sách nhân sự của mình. Mô hình 8 chiếc hộp của Paul Boselie gồm 5 phần: Các thông lệ nhân sự dự kiến, thực tế nhân sự, thực hành nhân sự được nhận thức, kết quả nhân sự, các mục tiêu quan trọng (tức là hiệu quả về chi phí, tính linh hoạt, tính hợp pháp,…). Thế nên đây là mô hình hoàn toàn có cơ sở cho các doanh nghiệp áp dụng vào quy trình hoạt động.

2. Mô hình nhân quả tiêu chuẩn của HRM

Mô hình nhân quả tiêu chuẩn của HRM được biết đến là một mô hình nhân sự nổi tiếng nhất trong lịch sử. Bằng chiến lược kinh doanh và kết thúc bằng hiệu suất tài chính mô hình này sẽ cho thấy một chuỗi nhân quả. Tức là thông qua mô hình này doanh nghiệp có thể thấy được nếu hoạt động nhân sự phù hợp với chiến lực tổ chức thì hiệu quả kinh doanh sẽ ra sao.

Trong mô hình nhân sự này tồn tại 2 mối quan hệ thú vị. Quan hệ đầu tiên là chính một số thực tiễn quản trị nhân sự có thể trực tiếp dẫn đến cải thiện hiệu suất nội bộ. Chẳng hạn hiệu suất tốt hơn nhờ việc đào tạo tốt sẽ trực tiếp dẫn đồng thời không làm ảnh hưởng đến kết quả nhân sự. Tiếp theo là quan hệ đảo ngược trong mô hình.

Mô hình này còn biểu thị hiệu quả tài chính mạnh hơn dẫn đến đầu tư nhiều hơn vào thực tiễn nhân sự và kết quả nhân sự tốt hơn. Tức là hiệu suất mạnh thì nhân viên thường tham gia nhiều hơn (kết quả nhân sự). Các mối quan hệ trong mô hình nhân sự không phải bao giờ cũng một hướng mà có sự tác động qua lại. Thế nên việc áp dụng mô hình này cần được cân nhắc, nhằm hình thành được một chiến lược nhân sự tốt cũng như với các quy trình nội bộ và kết quả tài chính của doanh nghiệp thì nguồn nhân lực tác động như thế nào cho lợi ích lâu dài đối với doanh nghiệp trong tương lai.

3. Mô hình Ulrich

Mô hình Ulrich cũng được đánh giá cao trong việc quản trị nhân sự hiệu quả. Ý tưởng hợp tác kinh doanh và hợp tác chiến lược nhân sự được nhà học thuật Dave Ulrich lãnh đạo vào năm 1990. Đến năm 1997 ông tiếp tục cụ thể hóa mô hình “quản lý nguồn nhân lực chiến lược” trong cuốn sách “Human Resource Champions” và đưa ra khái niệm “human resource business partner – HRBP”. Như vậy, trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh tổng thể bộ phận nhân sự cần đóng vai trò là đối tác với phòng, ban khác.

Không chỉ cần có đủ kỹ năng chuyên sâu cũng như kiến thức về nhân sự mà những người lãnh đạo cần phải nắm bắt tốt về hoạt động kinh doanh cũng như triển vọng của kinh doanh mới có thể giúp doanh nghiệp phát triển. Những nhiệm vụ chính của mô hình quản lý này chính là: Đối tác chiến lược (Strategic Partner) giúp nhận diện chiến lược kinh doanh, thấu hiểu nhu cầu của nhân tài với công ty, biết cách nhận diện các thước đo nhân sự quan trọng. Quản lý hoạt động (Operations Manager) giúp truyền đạt đến nhân viên những chính sách và quy trình, văn hóa công ty, đến nhân viên, biết cách phản ứng nhanh các câu hỏi, khiếu nại, đáp ứng nhu cầu của cấp quản lý và nhân viên. Người hòa giải ( Employee Mediator ) có khả năng giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, các vấn đề cạnh tranh trong tổ chức, nhanh chóng ứng phó với các nhu cầu thay đổi và trong việc triển khai các kế hoạch kinh doanh có thể giải quyết những vấn đề chính trị nội bộ hiệu quả.

3 mô hình được xem là những mô hình tiêu biểu có thể áp dụng vào việc quản lý các doanh nghiệp SMEs. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược quy trình riêng cho mình và việc số hoá hệ thống nhờ vào các phần mềm BPM là điều cần thiết trong thời buổi 4.0 như hiện nay. Kissflow hiện được đánh giá là một trong những phần mềm BPM nổi trội nhất 2021, bên cạnh việc vận hành doanh nghiệp thì phần mềm này đóng vai trò lớn trong việc giúp doanh nghiệp quản lý nhân sự hiệu quả và dễ dàng. Việc ứng dụng Kissflow vào quy trình doanh nghiệp sẽ giúp tổ chức nâng cao hiệu suất hoạt động và các lợi ích tiềm năng trong tương lai.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn gợi ý về mô hình quản lý thích hợp cho doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!

13 lượt xem0 bình luận
bottom of page