top of page

3 bước xây dựng lộ trình tài chính cá nhân bền vững 2021

Tài chính cá nhân luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay đối với mọi cá nhân, đặc biệt là đứng trước bối cảnh tình hình kinh tế đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Thế nên việc hoạch định được một lộ trình tài chính cá nhân bền vững là một điều tất yếu cho mỗi cá thể. Hãy cùng tìm hiểu cách xây dựng lộ trình chính cá nhân bền vững 2021 với 3 giai đoạn thông qua bài viết dưới đây nhé!


Giai đoạn 1: Xây dựng quỹ dự phòng

Đầu tiên, điều tiên quyết cho một lộ trình tài chính cá nhân bền vững là bạn cần phải có quỹ dự phòng - vì đây sẽ là quỹ giúp cá nhân có thể thích ứng với tình huống khẩn cấp hoặc sự cố bất ngờ xảy ra trong cuộc sống, điển hình là đại dịch Covid-19.

Bằng việc xây dựng quỹ dự phòng, bạn có thể sẵn sàng đối mặt với các tình huống khẩn cấp mà không phải sử dụng đến các khoản vay từ ngân hàng, tín dụng hay người thân trong gia đình.

Hãy phân biệt rõ rằng quỹ dự phòng được tạo ra không phải để bạn dùng cho những mục tiêu ngắn hạn mà đây sẽ là quỹ giúp bạn thích ứng với những tình huống bất ngờ trong cuộc sống và có thể bắt đầu từ một con số nhỏ. Có một quỹ dự phòng sẽ giúp bạn vững vàng hơn trong cuộc sống.

Thông thường, các chuyên gia về tài chính khuyên rằng nên giữ từ 3 đến 8 tháng chi phí ước tính hàng tháng cho quỹ dự phòng. Bạn có thể trích từ 5 đến 15% tiền lương hàng tháng của mình để bỏ vào quỹ này và xác định rõ mục tiêu. Vì điều này sẽ tạo cho bạn cảm giác đã hoàn thành được một mục tiêu tài chính của mình.

Thậm chí bạn có thể trích tiền thưởng, trúng giải khuyến mãi vào quỹ dự phòng này để gia tăng số tiền để dành của mình có trong hàng tháng và sẽ khiến bạn tự tin hơn trong cuộc sống. Chắc chắn quỹ này sẽ phát huy tác dụng của mình trong trường hợp bạn bị mất việc, gặp tai nạn hoặc cần sửa chữa nhà cửa.

Giai đoạn 2: Ổn định tài chính

Ổn định tài chính được hiểu đơn giản là bạn cần chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Trong giai đoạn này bạn cần giảm bớt việc chi tiêu không cần thiết để chắc chắn rằng ngoài các chi phí sinh hoạt cơ bản, thì bạn vẫn còn 1 khoảng để phòng các trường hợp khẩn cấp hay khi về hưu.

Để đạt được trạng thái ổn định này thì bạn đã không cần lo lắng về một chi phí bất ngờ nào hay làm thế nào để có thể trả tiền mua nhà hay một khoản nợ.

Trong giai đoạn này việc cắt giảm chi tiêu là một điều hợp lý nhằm bảo đảm chi tiêu luôn ít hơn so với thu nhập. Bạn có thể lập danh danh chi phí, điều chỉnh cách thức chi tiêu và cắt giảm chi phí hóa đơn không cần thiết và ưu tiên tiết kiệm lên hàng đầu. Thế nên việc loại bỏ chi phí không bắt buộc là điều hoàn toàn cần thiết.

Tuy nhiên câu hỏi vẫn còn băn khoăn đối với nhiều cá nhân đó là nếu thu nhập thấp thì có cách nào để ổn định tài chính. Bạn có thể hoàn toàn ổn định tài chính của mình bằng cách nâng cao trình độ, thỏa thuận lại mức lương, tìm những công việc phụ làm trong lúc thời gian rảnh rỗi hoặc lấy điểm mạnh của bạn về kỹ năng hay ngôn ngữ để đi dạy người khác. Bên cạnh đó tối thiểu những chi phí không cần thiết cũng sẽ giúp bạn sớm ổn định tài chính cá nhân một cách nhanh nhất.

Giai đoạn 3: Đầu tư

Với việc để xây dựng một lộ trình tài chính cá nhân bền vững thì sau hai giai đoạn trên bạn cần phải tập đầu tư để tài sản của mình được sinh lãi và tối ưu hoá lợi nhuận. Bạn có thể lấy quỹ dự phòng của mình để gửi tiết kiệm cũng là một hình thức đầu tư đáng chú ý.

Hiện nay có rất nhiều kênh để bạn đầu tư tài sản nhằm xây dựng lộ trình tài chính cá nhân bền vững điển hình là mua trái phiếu, mua vàng, gửi ngân hàng nếu bạn là một người ưa thích sự hoàn toàn. Hoặc nếu như bạn là một người ưa mạo hiểm thì đầu tư bất động sản, chứng khoán hoặc chứng chỉ quỹ là những kênh đầu tư không nên bỏ qua. Khởi nghiệp và góp vốn kinh doanh cũng là những kênh đầu tư có thể giúp bạn hoạch định được nền tài chính bền vững. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý về những rủi ro có thể gặp phải từ các kênh đầu tư. Nhất là trong bối cảnh tình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới nền kinh tế.

Bên cạnh đó việc tối ưu hóa việc mua sắm tiết kiệm qua các ứng dụng được hoàn tiền như Save Extra, cắt giảm hoá đơn chi phí không thiết yếu sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản để đầu tư trong tương lai.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những góc nhìn mới trong việc xây dựng lộ trình tài chính cá nhân. Chúc bạn thành công!

33 lượt xem0 bình luận
bottom of page